This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Cách thử nghiệm độ bền điện thoại gây sốc của nhà mạng Mỹ

Một năm, bạn đánh rơi smartphone bao nhiêu lần xuống đất hoặc các nền cứng? Đối với hầu hết mọi người, câu trả lời sẽ không ít hơn tổng số ngón trên hai bàn tay. Nếu bạn may mắn, sau mỗi lần đánh rơi, điện thoại sẽ vẫn hoạt động tốt hoặc có chút hư hỏng nhè nhẹ mà không ai có thể thấy từ bạn. Tồi tệ hơn sẽ là việc nứt vỡ màn hình tới mức cần phải thay thế hoặc bạn phải nói lời chia tay với chiếc điện thoại thân yêu của mình.

Để đảm bảo việc đánh rơi hoặc thả không tự động làm “chết” điện thoại của bạn, nhà mạng Verizon (Mỹ) đã thực hiện một loạt các bài kiểm tra mô hỏng một năm sử dụng của khách hàng chỉ trong 30 phút. Chiếc máy kiểm tra độ bền của điện thoại được tạm gọi với cái tên “Tumbler” (máy nhào lộn) được sử dụng trong hầu hết các đợt sàng lọc sản phẩm của nhà mạng này.

Chiếc điện thoại thử nghiệm cũng được kết nối với một cuộc gọi trong suốt thời gian thực hiện mô phỏng. Một chiếc máy quay tốc độ cao được sử dụng để ghi hình lại trong suốt quá trình này.

Bên cạnh chiếc “Tumbler”, một chiếc máy thứ hai cũng sẽ được sử dụng để thả điện thoại xuống sàn cứng liên tục tại một bộ phận nhất định tới tốc độ 4,3m mỗi giây.

Cả hai chiếc máy sẽ thả rơi smartphone hơn 100 lần trong 30 phút. Mặc dù có rất nhiều bài kiểm tra nghiêm ngặt mà các mô hình điện thoại phải vượt qua trước khi được tung ra thị trường nhưng bài kiểm tra thú vị này lại không nằm trong số đó.

Đây là một thử nghiệm tùy chọn mà các nhà quản lý của nhà mạng này buộc các thiết bị phải thông qua để đảm bảo chúng thực sự bền khi nằm trong tay khách hàng của mình. Có tới 12 bài kiểm tra mà Verizon thực hiện trên điện thoại trước khi bán chúng ra thị trường.

 Anh Nguyễn (Theo Phone Arena)


Nguồn: nguoiduatin.vn

Đầu năm, nhập khẩu ôtô thấp kỷ lục

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng đầu năm nay chỉ đạt vẻn vẹn 340 chiếc về lượng và gần 22 triệu USD về giá trị.

So với tháng cuối cùng của năm 2017, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc tháng 1/2018 đã có cú sụt giảm không tưởng. Biết rằng vào tháng 12/2017, lượng xe nhập khẩu về nước đạt đến 14.000 chiếc trong khi giá trị kim ngạch đạt 360 triệu USD.

Tưởng như kim ngạch tháng đầu năm đã chạm đáy trong vòng ít nhất 5 năm trở lại đây song kim ngạch tháng 2/2018 thậm chí còn xuống thấp hơn nữa.

Cụ thể, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, lượng ôtô nhập khẩu về nước tháng 2/2018 chỉ đạt khoảng 200 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch gần 14 triệu USD.

Như vậy, tính cả hai tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã thiết lập một kỷ lục mới khi cộng dồn lại cũng chỉ đạt 540 chiếc và hơn 35 triệu USD.

Nguyên nhân khiến cho kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đầu năm nay bị kéo tụt xuống mức kỷ lục chủ yếu là do những tác động từ Nghị định 116 của Chính phủ. Với các quy định mới, các loại ôtô nhập khẩu đang cùng lúc vấp phải nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp cho biết, ngoài những khó khăn trong việc đáp ứng các thủ tục mới để đạt điều kiện nhập khẩu thì quy định về đăng kiểm theo từng lô xe cũng gây không ít trở ngại. Do đó, hoạt động nhập khẩu gần như bị định trệ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, quãng thời gian nghỉ Tết nguyên đán kéo dài một tuần lễ cũng ít nhiều gây gián đoạn các hoạt động nhập khẩu và thông quan cho những lô xe đã cập cảng. Đây cũng là lý do khiến cho kim ngạch nhập khẩu tháng 2/2018 tiếp tục giảm xuống so với tháng liền trước.

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức một cuộc đối thoại với các doanh nghiệp nhằm tìm ra hướng tháo gỡ khó khăn cho hoạt động nhập khẩu bởi những quy định tại Nghị định 116. Hiện những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và đại diện một số bộ, ngành vẫn đang chờ kết luận của Thủ tướng nên hướng tháo gỡ vẫn chưa được rõ ràng.

Theo nhiều nhận định, trước khi có kết luận của Thủ tướng và cụ thể hơn là những giải pháp trực tiếp, kim ngạch nhập khẩu ôtô nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp, ít nhất là trong giai đoạn nửa đầu năm 2018.

undefined - Ảnh 1.

Nguồn: vneconomy.vn

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Chi tiết về iPhone 2018: 3 phiên bản, iPhone X Plus có 2 SIM, màn 6.5 inch, có phiên bản giá rẻ hơn dùng màn LCD

Kế hoạch mở rộng nguồn khách hàng với ba mẫu iPhone mới trong năm 2018

Mới đây chuyên trang hàng đầu Bloomberg đã đưa tin Apple sẽ ra mắt ba mẫu smartphone mới trong năm nay, bao gồm: một mẫu iPhone có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, một phiên bản nâng cấp của iPhone X và một mẫu iPhone giá rẻ nhưng sở hữu nhiều tính năng cao cấp.

Có thể nói với chiến lược này, mục đích của Apple chính là mở rộng nguồn khách hàng, đồng thời đa dạng hóa hệ sinh thái sản phẩm của mình. Với chiếc iPhone có kích thước lớn, hãng có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về đa nhiệm trên một thiết bị phablet của người dùng. Còn mẫu iPhone giá rẻ sẽ giúp các thiết bị smartphone của hãng đến gần với nhiều người dùng hơn.

Chi tiết về iPhone 2018: 3 phiên bản, iPhone X Plus có 2 SIM, màn 6.5 inch, có phiên bản giá rẻ hơn dùng màn LCD - Ảnh 1.

"Ông đồng" Ming-chi Kuo và Bloomberg đều nhận định Apple sẽ ra mắt 3 mẫu iPhone khác nhau trong năm nay.

Apple hiện đã phối hợp với các nhà cung cấp khác để tiến hành sản xuất thử nghiệm và dự kiến sẽ ra mắt những mẫu iPhone trên vào mùa thu năm nay. Tuy nhiên, nhà sản xuất này vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào và hoàn toàn có thể thay đổi kế hoạch trong thời gian tới.

Apple đã chính thức trình làng iPhone X - phiên bản kỷ niệm 10 năm dòng smartphone đình đám của hãng vào ngày 12/9/2017, với rất nhiều đổi mới cả về thiết kế lẫn công nghệ và thu hút toàn bộ sự chú ý của người tiêu dùng toàn cầu trong gần nửa năm qua. Thế như, doanh số của dòng iPhone này lại không được như kỳ vọng khi chỉ có 77.3 triệu máy được tiêu thụ trong quý IV/2017, thấp hơn mức 80.2 triệu mà các chuyên gia dự đoán.

Mặc dù người dùng rất ấn tượng với thiết kế màn hình vô cực mới và cao cấp hơn rất nhiều so với iPhone 8 (cũng ra mắt cùng thời điểm với iPhone X) nhưng chính mức giá “cắt cổ” 1.000 USD của siêu phẩm này đã khiến họ phải ngán ngẩm lắc đầu. Chính vì thế, Apple đang nuôi tham vọng thúc đẩy lại doanh số của mình với ba mẫu iPhone dự kiến trong năm nay.

Chi tiết về iPhone 2018: 3 phiên bản, iPhone X Plus có 2 SIM, màn 6.5 inch, có phiên bản giá rẻ hơn dùng màn LCD - Ảnh 2.

Dù nhận được rất nhiều sự chú ý nhưng iPhone X lại có doanh số không được như kỳ vọng.

Gene Munster, nhà đồng sáng lập Loup Ventures cho biết: “Đây là một kế hoạch lớn (của Apple). Việc nâng cấp kích thước màn hình smartphone chắc chắn sẽ thôi thúc nhiều người dùng nâng cấp điện thoại của họ, giống như thời điểm iPhone 6 ra mắt. Chúng tôi tin rằng chiến lược lần này cũng sẽ tương tự như vậy và mở rộng nguồn khách hàng của Apple lên đến 10%. Châu Á nhiều khả năng sẽ là thị trường có doanh số tăng cao nhất bởi thị trường này có rất nhiều khách hàng chỉ sử dụng một thiết bị điện tử (smartphone). Và họ rất thích những smartphone có màn hình cỡ lớn”.

Mẫu iPhone có màn hình 6.5 inch và hỗ trợ 2 SIM đầu tiên trong lịch sử Apple

Trong số ba dòng thiết bị di động dự kiến ra mắt cuối năm nay của Apple thì có lẽ mẫu iPhone với màn hình lớn nhất trong lịch sử, mã hiệu là D33, đang thu hút nhiều sự chú ý nhất. Bloomberg cho biết kích thước màn hình của chiếc điện thoại này là 6.5 inch và giúp nó trở thành một trong những smartphone có màn hình lớn nhất hiện nay, nhưng vẫn nhỏ gọn tương đương iPhone 8 nhờ xu hướng màn hình vô cực.

Kiểu thiết kế này sẽ đặc biệt thu hút giới doanh nhân bởi nó cho phép họ viết email cũng như quản lý bảng tính dễ dàng như đang sử dụng một chiếc tablet thu nhỏ. Giống như iPhone 8 Plus, mẫu iPhone này cũng sở hữu chế độ chia đôi màn hình cho một số ứng dụng nhất định. Điểm đáng lo ngại duy nhất chính là iPhone màn hình lớn có thể đe dọa đến doanh số của iPad - dòng thiết bị đang có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian gần đây.

Chi tiết về iPhone 2018: 3 phiên bản, iPhone X Plus có 2 SIM, màn 6.5 inch, có phiên bản giá rẻ hơn dùng màn LCD - Ảnh 3.

Mẫu iPhone sở hữu màn hình "khủng" 6.5 inch vẫn sẽ có kích thước nhỏ gọn như iPhone 8 và hỗ trợ chia đôi màn hình như iPhone 8 Plus.

Ngoài kích thước siêu lớn, màn hình của mẫu iPhone mới này còn được sản xuất theo công nghệ OLED cao cấp với độ phân giải “khủng” 1242 x 2688, mang lại những hình ảnh sắc nét không hề thua kém so với iPhone X.

Bên cạnh đó, những tính năng cao cấp nhất cũng được Apple trang bị cho siêu phẩm mới của mình, trong đó bao gồm cả Face ID - cho phép người dùng mở khóa điện thoại cũng như thanh toán di động một cách nhanh chóng. Mẫu iPhone màn hình lớn cùng với phiên bản nâng cấp của iPhone X sẽ được trang bị bộ xử lý thế hệ tiếp theo với tên gọi A12 cùng bộ khung máy làm bằng thép không gỉ cùng toàn bộ những tính năng mà các sản phẩm cao cấp của Apple sở hữu.

Ngoài ra, Apple cũng dự định mang phiên bản màu vàng (gold) trở lại với hai mẫu thiết bị này. Trước đó, hãng cũng từng tung ra phiên bản tương tự cho iPhone X nhưng cuối cùng đành bỏ cuộc vì những rắc rối trong khâu sản xuất. Phiên bản iPhone màu vàng đặc biệt có sức hút ở Châu Á đã tồn tại từ thế hệ iPhone 5s đến iPhone 8 và có thể giúp thúc đẩy doanh số tại thị trường này. Tuy nhiên, hiện Apple vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức nào liên quan đến vấn đề này.

Chi tiết về iPhone 2018: 3 phiên bản, iPhone X Plus có 2 SIM, màn 6.5 inch, có phiên bản giá rẻ hơn dùng màn LCD - Ảnh 4.

Những gì tốt nhất trên iPhone X cũng sẽ xuất hiện trên mẫu iPhone mới, và thậm chí còn được nâng cấp nhiều hơn.

Một trong những thay đổi lớn nữa mà Apple đang theo đuổi chính là mang đến lựa chọn 2 SIM cho người dùng mẫu iPhone màn hình lớn, ít nhất là tại một số khu vực nhất định. Điều này cho phép họ sử dụng điện thoại với hai nhà mạng khác nhau cùng một lúc mà không phải liên tục đổi SIM như trước đây. Đây là một xu hướng cực kỳ thịnh hành tại Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là đối với các doanh nhân - những người thường xuyên công tác tại nhiều quốc gia khác nhau.

Dù Apple vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng nhưng nhiều khả năng hãng sẽ áp dụng công nghệ e-SIM, vốn đã quá quen thuộc với những người dùng iPad và Apple Watch. Tuy nhiên, nhiều nhà mạng vẫn còn đang lưỡng lự trong việc đưa nó lên iPhone, và Apple lại rất cần sự hỗ trợ từ họ. Đây sẽ là một tính năng cực kỳ hứa hẹn và đáng mong chờ trong dòng sản phẩm tiếp theo của Apple.

Chi tiết về iPhone 2018: 3 phiên bản, iPhone X Plus có 2 SIM, màn 6.5 inch, có phiên bản giá rẻ hơn dùng màn LCD - Ảnh 5.

Rất có thể chiếc iPhone đầu tiên sở hữu công nghệ e-SIM và hỗ trợ 2 SIM sẽ ra mắt trong năm nay.

Về phần mềm, những mẫu smartphone mới sẽ sử dụng hệ điều hành iOS phiên bản nâng cấp (nhiều khả năng là iOS 12 - mã hiệu Peace). Phiên bản này sẽ đẩy mạnh tính năng thực tế tăng cường (AR), tích hợp sâu hơn trợ lý ảo Siri, trình quản lý sức khỏe kỹ thuật số và cải thiện ứng dụng Animoji cũng như FaceTime.

Quân bài chiến lược: iPhone giá rẻ với nhiều tính năng cao cấp

Mặt khác, mẫu iPhone giá thấp của Apple là một bước đi thông minh trong bối cảnh iPhone 8 không gây nhiều ấn tượng vì quá giống iPhone 6 đã ra mắt từ năm 2014. Với viền màn hình dày, không hề sở hữu thiết kế màn hình vô cực, iPhone 8 có phần lỗi thời khi so sánh với iPhone X cũng như đại đa số các smartphone Samsung cao cấp hiện nay. Chính vì thế, nhiều khả năng Apple sẽ trang bị màn hình tràn cạnh cũng như FaceID cho mẫu iPhone này.

Munster nhận định đây mặc dù tung ra iPhone giá thấp là một kế hoạch rất tốt nhưng nó sẽ không mang lại nhiều hiệu quả bởi người dùng chắc chắn sẽ dồn sự chú ý cho mẫu iPhone màn hình lớn. Bên cạnh đó, để sở hữu những tính năng cao cấp trong mức giá vừa phải, người dùng sẽ phải chấp nhận công nghệ màn hình LCD cùng thiết kế viền nhôm và mặt kính giống iPhone 8 thay vì thép không gỉ như iPhone X.

Chi tiết về iPhone 2018: 3 phiên bản, iPhone X Plus có 2 SIM, màn 6.5 inch, có phiên bản giá rẻ hơn dùng màn LCD - Ảnh 6.

Apple đã từng thất bại khi tung ra dòng smartphone giá rẻ iPhone 5c.

Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng Apple cũng từng thất bại thảm hại trong những kế hoạch iPhone giá thấp trước đây. Vào năm 2013, nhà sản xuất này đã trình làng iPhone 5c vỏ nhựa cùng rất nhiều phiên bản màu sắc khác nhau với mức giá chỉ thấp hơn 100 USD so với iPhone 5s - chiếc smartphone chủ lực với khung nhôm, camera slow-mo và cảm biến vân tay tiện lợi. Chính điều này đã khiến cho dòng 5c sớm bị lu mờ và nhanh chóng lụi tàn.

Lần này, Apple sẽ thử sức với một hướng đi mới: Đưa những tính năng cao cấp như Face ID và thiết kế màn hình vô cực mà người dùng yêu thích nhất lên một bộ khung máy giá rẻ. Và liệu họ có thành công hay không, chỉ thời gian mới có thể trả lời được.

Theo Bloomberg

Trí Thức Trẻ


Nguồn: Cafebiz.vn

Facebook sẽ không tuyển dụng ngay cả người thông minh nhất nếu thiếu yếu tố này

Nhân viên Facebook là những người thích học hỏi. Đó là lý do tại sao nét tính cách quan trọng nhất Phó Chủ tịch phụ trách Nhân sự Janelle Gale tìm kiếm ở các ứng viên chính là tò mò.

"Chúng tôi tìm kiếm những người thích học hỏi, những người đã quen với việc học nhanh, tò mò và liên tục tìm kiếm cơ hội được mở mang kiến thức," Janelle Gale chia sẻ với Business Insider. "Họ luôn chủ động tìm kiếm những lời nhận xét, phản hồi và rất cởi mở với chúng," bà nói thêm.

Và, cũng giống như đối với nhiều công ty khác, tuyển dụng đúng người là chìa khóa chủ chốt giúp Facebook duy trì văn hóa doanh nghiệp. Công ty công nghệ này mới đây được Glassdoor bình chọn là nơi làm việc tốt nhất trong năm 2018. Với Gale, nếu như thể hiện được sự hứng thú với học hành, tìm hiểu là chìa khóa để được tuyển dụng, một "bộ não" đóng kín sẽ là một báo động đỏ.

Điều này áp dụng với bất kì ai – ngay cả những chuyên gia hàng đầu.

Facebook sẽ không tuyển dụng ngay cả người thông minh nhất nếu thiếu yếu tố này - Ảnh 1.

Bí kíp phỏng vấn đến từ Phó Chủ tịch mảng Nhân sự của Facebook: "Sự tự mãn chẳng mang đến điều gì cả."

"Nếu tuyển dụng được người thông minh nhất, người này là chuyên gia hàng đầu trong bất kì vấn đề gì mà họ làm nhưng lại không cởi mở với việc học hỏi, đó là một báo động đỏ với chúng tôi," người đứng đầu mảng nhân sự tại Facebook thành thực nói. "Chúng tôi cần những người sẵn sàng đón nhận hành vi mới, thông tin mới, dữ liệu mới vào kĩ năng của họ."

Gate chia sẻ những người nghĩ mình biết tất cả mọi thứ thường đang tự đánh giá quá cao bản thân.

"Có quá nhiều thứ để học hỏi ở đây, không kể bạn là một sinh viên mới ra trường hay một chuyên gia hàng đầu," bà nói. "Sự tự mãn sẽ chẳng mang lại điều gì." Vậy bằng cách nào Facebook có thể lọc ra những ứng viên như vậy? Gale chia sẻ sau khi nghe ứng viên kể về những dự án họ đã làm, bà sẽ đặt những câu hỏi như "Bạn sẽ làm điều gì khác đi?" hay "Bạn học được gì trong quá trình này?"

"Nếu ứng viên do dự trong một khoảng thời gian dài và không đưa ra được câu trở lời, hoặc nếu ứng viên xoay chuyển theo hướng chung chung rằng những gì họ học được làm họ trông có vẻ tốt hơn, điều đó nói với tôi rằng họ không có nhiều tham vọng học hỏi," bà nói. Những gì Gale tìm kiếm ở ứng viên là một mức độ yếu điểm nhất định nhưng biết nhìn nhận lại cùng với đó là thể hiện mạnh mẽ sự tò mò về trí thức.

"Tôi muốn ứng viên trả lời câu hỏi này bằng cách, "Ồ, có cả tấn thứ tôi đã học được từ đó," hay "Để tôi chia sẻ về thứ hay nhất, nhưng vẫn còn rất nhiều thứ khác nữa," Gale nói. "Khả năng đón nhận thông tin và kiến thức mới vào những gì bạn đang làm giúp mọi thứ di chuyển nhanh hơn, bởi bạn là một người học hỏi nhanh chóng."

Triệu phú đô-la bỏ Úc về Việt Nam bán khóa cửa vân tay: Thu trăm tỷ mỗi năm, hàng nghìn chung cư, khách sạn trong nước đang sử dụng

Theo Trí Thức Trẻ


Nguồn: Cafebiz.vn

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Đã cho phép đặt hàng Samsung Galaxy S9/S9+, giá dự kiến 19 triệu đồng

26/02/2018 12:11 PM | Công nghệ

Chưa được ra mắt chính thức nhưng hai chiếc điện thoại Samsung Galaxy S9 và S9+ đang nóng lên từng giờ theo sự trông đợi của người hâm mộ.

Đã cho phép đặt hàng Samsung Galaxy S9/S9+, giá dự kiến 19 triệu đồng

Mặc dù còn vài tiếng nữa mới đến sự kiện ra mắt Samsung Galaxy S9 và S9+ tại MWC 2018, tuy nhiên một nhà bán lẻ trong nước đã cho phép đặt hàng hai siêu phẩm đình đám này.

Cụ thể giá dự kiến của hai sản phẩm này sẽ là Galaxy S9: 19 triệu đồng và Galaxy S9+: 21 triệu đồng. Như vậy giá của hai sản phẩm trên cũng khá tương đồng với những tin đồn và nhận định gần đây của các chuyên gia.

Đã cho phép đặt hàng Samsung Galaxy S9/S9+, giá dự kiến 19 triệu đồng - Ảnh 1.

Thông tin đặt hàng Samsung Galaxy S9 và S9+

Hai siêu phẩm Samsung Galaxy S9 và S9+ mang trong mình rất nhiều những nâng cấp từ phần cứng như sử dụng chip xử lý Snapdragon 845 mới nhất hay những cải tiến hàng đầu về camera nhằm mang lại những trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời nhất cho người dùng.

Đã cho phép đặt hàng Samsung Galaxy S9/S9+, giá dự kiến 19 triệu đồng - Ảnh 2.

Thông tin cụ thể chương trình đặt hàng

Sản phẩm sẽ được giới thiệu và công bố giá bán chính thức tại Việt Nam vào giữa tháng 3.

Trí Thức Trẻ


Nguồn: Cafebiz.vn

Triệu phú đô-la bỏ Úc về Việt Nam bán khóa cửa vân tay: Thu trăm tỷ mỗi năm, hàng nghìn chung cư, khách sạn trong nước đang sử dụng

Du học và tập kinh doanh từ nhỏ trên đất Úc, khi mới 25 tuổi, Hoàng Tuấn Anh đã kiếm được cả triệu đô la Úc. Thế nhưng anh vẫn quyết tâm bỏ hết để về Việt Nam lập nghiệp với sản phẩm khóa vân tay.

Quyết định táo bạo này bắt nguồn từ cái nhìn tích cực về sự chuyển đổi nhu cầu tiêu dùng đi cùng với sự phát triển kinh tế. Theo anh, việc chuyển đổi từ sản phẩm truyền thống sang sản phẩm kĩ thuật số ở Việt Nam sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh khổng lồ, lên tới vài tỷ USD.

Năm 2010, doanh nhân 8X này thành lập Công ty Vũ Trụ Xanh - chuyên cung cấp khóa cửa vân tay PHGLock - phân phối độc quyền từ Úc.

Kinh doanh từ 18 tuổi, trắng tay rồi kiếm được triệu đô khi mới 25 tuổi

Sang Úc du học từ những năm cấp ba, Hoàng Tuấn Anh đã sớm tập kinh doanh. Ban đầu, Tuấn Anh đi làm cho cửa hàng bán đồ lưu niệm ở khu chợ trời Queen Victoria Market. Cứ 5 giờ sáng, khi nhiệt độ ngoài khoảng 5 độ, Tuấn Anh lại thức dậy và ra chợ bày biện gian hàng.

Năm 2006, trong một lần tìm mua tivi, tình cờ Tuấn Anh phát hiện một nơi chuyên bán đồ điện máy "factory second" của Samsung nhưng giá rẻ hơn nhiều so với hàng mới. Nhìn ra cơ hội kinh doanh, Tuấn Anh mua về rồi bán lại trên trang thương mại điện tử Ebay. Ngay lô hàng đầu tiên đã giúp Tuấn Anh có lãi lớn, vì hàng này chỉ có giá khoảng 30 – 50% so với hàng mới.

Chưa đầy nửa năm sau, Hoàng Tuấn Anh đã tự thưởng cho mình chiếc xe hơi trị giá 60.000 AUD (xếp vào hạng sang thời ấy), để ghi nhận những bước thành công đầu tiên trên con đường kinh doanh.

Triệu phú đô-la bỏ Úc về Việt Nam bán khóa cửa vân tay: Thu trăm tỷ mỗi năm, hàng nghìn chung cư, khách sạn trong nước đang sử dụng - Ảnh 1.

Chân dung doanh nhân Hoàng Tuấn Anh

Năm 2007, Tuấn Anh tốt nghiệp ngành Kĩ sư Xây dựng nhưng chưa vội về Việt Nam mà ở lại tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Một lần đọc báo, anh biết được chính phủ Úc đang triển khai dự án tấm cách nhiệt miễn phí cho người dân, nhằm cắt giảm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Chương trình do Chính phủ trả tiền, lợi nhuận cao, 8x này quyết định vào cuộc. Anh liên tục bay sang Nga, Trung Quốc… để tìm nguồn hàng. Sau khi tìm được nhà cung cấp, anh ngồi suốt một tuần để đọc bộ tài liệu về quy chuẩn nhập khẩu gần 1.000 trang của Úc. Tuấn Anh cho biết, lúc đó sản phẩm này rất "hot", một căn nhà anh có thể lời từ 500 đến 1.000 AUD.

Thế nhưng ít lâu sau, Chính phủ ngừng dự án vì nhiều chủ đầu tư làm ăn gian dối. Hoàng Tuấn Anh gần như mất trắng, vì hàng tồn quá nhiều, không tiêu thụ được.

"Bài học kinh doanh đầu đời nhắc tôi luôn phải biết nắm bắt cơ hội thật nhanh. Nhưng đi nhanh tới mấy cũng phải nghĩ đến rủi ro, chuẩn bị phương án dự phòng. Vì cuộc đời này không có gì chắc chắn cả. Chỉ chắc chắn một điều là không có gì chắc chắn", anh tâm sự.

Không nản lòng, Tuấn Anh tiếp tục nhận làm dự án sa bàn cho quân đội Úc. Số tiền thu được sau này, anh dành dụm về Việt Nam lập nghiệp.

Chia sẻ lý do về nước khởi nghiệp, thay vì ở lại Úc với môi trường phát triển tốt hơn, doanh nhân này lý giải:

"Ở Úc rất phát triển, cái gì cũng có nên cơ hội cho người khởi nghiệp không nhiều, và chưa chắc đã thuận lợi. Tôi về Việt Nam, quan sát thấy đúng là nhiều cái chưa có so với thế giới. Đây chính là cơ hội tốt cho những người khởi nghiệp. Điều này giống hệt câu chuyện người bán dép tại Châu Phi mà nhiều người vẫn kể".

Sau hơn chục năm vừa học vừa làm ở Australia, Tuấn Anh đã có trong tay hơn 1 triệu AUD khi mới 25 tuổi. Năm 2010, Tuấn Anh dồn hết tiềm lực vào đứa con Vũ Trụ Xanh, với toan tính chiếm lĩnh thị trường khóa vân tay tại Việt Nam.

Triệu phú đô-la bỏ Úc về Việt Nam bán khóa cửa vân tay: Thu trăm tỷ mỗi năm, hàng nghìn chung cư, khách sạn trong nước đang sử dụng - Ảnh 2.

CEO 8x cho hay doanh thu năm 2017 đạt khoảng 100 tỷ đồng

Thị trường hàng tỷ USD, chung cư bình dân đến cao cấp sử dụng nhiều nhất

Theo tính toán của doanh nhân 8X, riêng TP.HCM đã có trên 2 triệu căn nhà và hơn 2.000 dự án nhà ở đang xây dựng (trung bình 800 căn hộ mỗi dự án). Nếu 2 triệu căn nhà có sẵn chuyển từ khóa cơ sang khóa vân tay, mỗi nhà dùng ít nhất 3 khóa, đã có thị trường 6 triệu khóa, nhân với 2 triệu đồng mỗi khóa, tức là 12.000 tỷ đồng.

Với 2.000 dự án sẽ có thêm ít nhất 1,6 triệu căn nữa, nếu mỗi căn dùng 3 khóa (tối thiểu 6 triệu đồng), sẽ có thêm 9.600 tỷ đồng nữa. Quy mô thị trường sẽ đạt gần 1 tỷ USD. Nếu tính luôn cả hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và trung tâm thương mại trên cả nước, giá trị thị trường còn cao hơn nhiều, lên tới vài tỷ USD.

Hiện tại, Vũ Trụ Xanh kinh doanh 2 dòng sản phẩm chính. Dùng trong nhà riêng và nhà chung cư là khóa mở bằng vân tay hoặc mã số. Còn trong các khách sạn, khu nghỉ dưỡng là khóa mở bằng thẻ từ.

"Trước kia cứ 100 chung cư ở Việt Nam mọc lên, thì chỉ 1-2 dự án là dùng khóa vân tay. Còn bây giờ, con số này là 50%. Sở dĩ người ta sử dụng khóa vân tay nhiều là vì nó tiện dụng, bảo mật cao và thời thượng", CEO Vũ Trụ Xanh nhận định.

Với các gia đình dùng khóa cơ, chuyện quên hay mất chìa khóa là điều diễn ra thường xuyên. Nếu như dùng khóa vân tay, lỡ một người quên mật khẩu thì các thành viên khác vẫn nhớ. "Chẳng bao giờ có chuyện 4-5 người cùng nhà lại cùng quên mật khẩu cả. Còn chẳng may bị trộm cắp, kẻ gian cạy cửa vào nhà, khóa vân tay cũng sẽ khó mở hơn", Tuấn Anh nói.

Tiện dụng là vậy, nhưng thời gian đầu, việc tiếp cận khách hàng của Vũ Trụ Xanh rất khó khăn. Các đại lý không dám bán sản phẩm mới, thậm chí được tặng sản phẩm trưng bày (thay vì phải mua như các thương hiệu nước ngoài khác) cũng không dám nhận. Từng có lúc Tuấn Anh muốn bỏ cuộc, vì toàn bộ vốn liếng đều đổ vào Vũ Trụ Xanh, nhưng thành quả thì vẫn chưa có gì. "Trước khi thành công, tôi đã đổ vào công ty cỡ 30 căn nhà mặt tiền trong vòng 7 năm", anh cười hiền chia sẻ.

Triệu phú đô-la bỏ Úc về Việt Nam bán khóa cửa vân tay: Thu trăm tỷ mỗi năm, hàng nghìn chung cư, khách sạn trong nước đang sử dụng - Ảnh 3.

Vũ Trụ Xanh đã chiếm lĩnh thị trường bán lẻ khóa vân tay tại TP.HCM, với hơn 300 đại lý

Kiên trì xây dựng nhiều năm, hiện nay Vũ Trụ Xanh đã chiếm lĩnh thị trường bán lẻ khóa vân tay tại TP.HCM, với hơn 300 đại lý. Thành công này nhờ cách tiếp thị đặc biệt và chiến lược lấp đầy khoảng trống thị trường: bảo hành. "Khóa vân tay là sản phẩm rất nhạy cảm. Nếu không bảo hành được trong vòng 1-2 giờ thì sẽ gây rắc rối cho khách hàng, họ sẽ bỏ mình ngay", anh phân tích. Hiện Vũ Trụ Xanh đang có hệ thống bảo hành trải hơn 30 tỉnh thành, hệ thống bán lẻ có mặt ở gần 40 tỉnh thành trên cả nước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, 70% doanh thu của công ty lại đến từ kênh dự án bất động sản. Ngoài chất lượng và hệ thống bảo hành rộng khắp, Vũ Trụ Xanh cũng phân phối những sản phẩm có giá hợp lý, từ 2-10 triệu đồng/khóa, cao nhất cũng chỉ 40 triệu đồng. Với 2 triệu đồng, tuy chiếm chưa đến 0,2% giá bán, nhưng khóa vân tay giúp giá trị căn hộ tăng lên rất nhiều khi bàn giao cho khách hàng.

Lợi thế này giúp sản phẩm của Vũ Trụ Xanh chiếm được lòng tin của nhiều chủ đầu tư. Hầu hết các dự án chung cư từ bình dân đến cao cấp trên địa bàn TP. HCM đều hợp tác với Vũ Trụ Xanh. Ngoài dự án Sala City – Q.2, Diamond Lotus – Q.8, Park Residence – Q.7… do Vũ Trụ Xanh cung cấp toàn bộ khóa vân tay, các dự án lớn khác cũng bắt tay dài hạn với Công ty như Vincom Retail, Vietcomreal (tất cả các dự án từ năm 2015 về sau). Hơn 7 năm liên tục đánh chiếm thị trường, Vũ Trụ Xanh hiện nằm trong top 3 những công ty phân phối khóa vân tay lớn nhất Việt Nam.

Trong 3 năm liên tiếp gần đây, mức tăng trưởng của công ty đều đạt 100% mỗi năm. Doanh thu năm 2017 đạt khoảng 100 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm 2018, Vũ Trụ Xanh sẽ cung ứng cả chuông cửa màn hình. Sản phẩm cho phép chủ căn hộ đứng ở trong nhà có thể thấy được bạn bè, người thân tới chơi, và mở cửa cho họ chỉ với một nút bấm. Với mức giá từ 3-4 triệu đồng, Hoàng Tuấn Anh tin tưởng, đây sẽ là sản phẩm tiếp theo mang về thắng lợi cho Vũ Trụ Xanh.

Kiến thức tài chính yếu, Startup tỏi đen ngừa ung thư vẫn từ chối cả 3 Sharks vì tin rằng "1 năm sau sẽ có 1 triệu USD"

Theo Trí Thức Trẻ


Nguồn: Cafebiz.vn

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji

Không mang nhiều thay đổi về ngoại hình so với người tiền nhiệm, bộ đôi Galaxy S9 , S9+ vẫn sở hữu thiết kế bóng bẩy với hai mặt kính trước sau cùng khung viền kim loại. Điểm nhấn là màn hình vô cực tỷ lệ 18,5:9 tạo nên vẻ đẹp tương lai và khác biệt so dòng sản phẩm cao cấp của hãng điện tử Hàn Quốc.

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 1.

Điểm khác biệt dễ nhận ra trong thiết kế của sản phẩm mới chính là việc bố trí cảm biến vân tay mới ở dưới dọc theo camera sau. Đây là vị trí đẹp và thuận tiện hơn với thao tác sử dụng của người dùng, chứng tỏ sự lắng nghe để cải tiến sản phẩm không ngừng từ phía Samsung.

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 2.

Cảm biến vân tay được đặt ở vị trí mới thuận tiện hơn

Khả năng chống nước, bụi chuẩn IP68 vẫn tiếp tục được duy trì trên Galaxy S9, S9+. Có thể Samsung cho đây là chuẩn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng hằng ngày một cách thoái mái của người dùng ở thời điểm hiện tại nên không nâng cấp thêm.

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 3.

Nếu thiết kế thừa hưởng những gì tinh túy từ "đàn anh" S8 thì camera mới là điểm nổi bật thực sự giúp Galaxy S9 tỏa sáng trong năm 2018. Siêu phẩm mới được đầu tư phần cứng camera mới với độ phân giải 12 MP cho chất lượng ảnh chụp lẫn video tốt hơn. Đặc biệt Galaxy S9, S9+ có thể thay đổi khẩu độ ở F/1.5 hoặc F/2.4 giúp linh hoạt hơn trong các tình huống chụp, từ đó cho ra bức ảnh chất lượng hơn. Đây là điều mà trước giờ vốn được coi chỉ có trên những máy ảnh chuyên nghiệp.

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 4.

Galaxy S9, S9+ còn có khả năng quay phim Super Slow-mo ở tốc độ 960 fps độ phân giải HD, ấn tượng không kém khả năng của Sony Xperia XZ Premium làm được hiện tại. Nhờ vào cảm biến mới ba lớp sở hữu tốc độ đọc ghi siêu nhanh giúp Galaxy S9, S9+ dễ dàng xác lập nên khả năng quay video đáng kinh ngạc trên một chiếc smartphone.

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 5.

Galaxy S9+ khác biệt hơn người "anh em" của mình với cụm camera kép phía sau với một camera tiêu cự tele tương tự Note8 hiện tại. Với camera tiêu cự dài giúp người dùng dễ dàng chụp được những bức ảnh chân dung đẹp với hiệu ứng xóa phông lung linh.

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 6.

Là câu trả lời cho tính năng Animoji trên iPhone X, Galaxy S9, S9+ mang tới AR Emoji với nhiều ưu điểm vượt trội hơn đối thủ. Đầu tiên là việc máy có thể thể hiện gương mặt người dùng ở dạng hoạt hình thay vì chỉ có các mẫu emoji 3D có sẵn. Tiếp theo người dùng Galaxy S9 có thể dễ dàng tạo ra những đoạn video vui nhộn với AR Emoji ngay từ ứng dụng Camera trong máy với thời gian không bị giới hạn. Và thú vị hơn khi Samsung cung cấp khả năng tùy chỉnh lại các emoji theo ý thích mỗi người.

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 7.

Cấu hình của cả hai máy cũng được nâng cấp mạnh mẽ hơn với trung tâm là vi xử lý Snapdragon 845 hoăc Exynos 9810 tùy thị trường. Đây đều là hai vi xử lý mạnh mẽ nhất của Qualcomm và Samsung ở thời điểm hiện tại với mức hiệu năng tổng thể mạnh hơn người tiền nhiệm khoảng 30%. Đặc biệt chúng đều được tối ưu để xử lý những tác vụ liên quan đến AI, nội dung VR, AR tốt hơn. Bộ đôi mới sở hữu mức RAM 4 GB (đối với S9) hoặc 6 GB (S9+), bộ nhớ trong có ba tùy chọn 64/128/256 GB và có thể mở rộng lưu trữ qua thẻ nhớ.

Trải nghiệm âm thanh cũng được Samsung quan tâm trên sản phẩm cao cấp của mình. S9 và S9+ sở hữu tai nghe stereo được tinh chỉnh bởi các chuyên gia âm thanh từ AKG cùng công nghệ Dolby Atmos. Ngoài ra cả hai tiếp tục là sản phẩm cao cấp hiếm hoi duy trì cổng tai nghe 3,5 mm. Đây là điểm cộng đối với nhiều người yêu âm nhạc khi vẫn có thể tận dụng những chiếc tai nghe hiện tại để sử dụng trên chiếc smartphone mới

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 8.

Galaxy S9, S9+ đều được trang bị tấm nền màn hình Super AMOLED kích thước lần lượt là 5,8 inch và 6,2 inch cùng độ phân giải 1.440 x 2.960 pixel giống như trên S8, S8+. Màn hình cả hai đều hỗ trợ dải màu chuẩn DCI-P3 và sRGB/Rec.709 cùng khả năng hiển thị nội dung HDR đảm bảo khả năng tái tạo hình ảnh một cách sống động nhất.

Đại diện mới nhất của dòng Galax S cũng sẽ tương thích với kính thực tế ảo Gear VR hay chiếc Daydream View của Google. Nhằm hỗ trợ công việc văn phòng tốt hơn, S9 và S9+ sẽ hỗ trợ Samsung DeX và DeX Pad để biến thành cỗ máy tính được kết nối với màn hình, chuột, bàn phím bên ngoài.

Về kết nối, các trang bị như cổng USB Type-C hỗ trợ sạc nhanh, wifi ac, Bluetooth 5.0 cùng kết nối 4G LTE Cat.18, trợ lý ảo Bixby và Samsung Pay đều xuất hiện đầy đủ trên sản phẩm mới của Samsung.

Pin của Galaxy S9 ở mức 3.000 mAh và Galaxy S9+ là 3.500 mAh và cả hai đều hỗ trợ khả năng sạc không dây. Với khả năng tối ưu cùng phần cứng mới tiết kiệm điện hơn, Galaxy S9, S9+ hứa hẹn có thời lượng pin tốt để thoải mái dùng trong 1 ngày hoặc thậm chí trong 2 ngày với các tác vụ nhẹ nhàng.

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 9.

Samsung Galaxy S9, S9+ sẽ được bán ra với bốn phiên bản: Đen Huyền Bí, Bạc Titan, Xanh San Hô và màu Tím Lilac mới. Cả hai sẽ lên kệ tại một số thị trường vào ngày 16/3 tới với giá từ 719,99 USD (tương đương 16,4 triệu đồng) cho bản S9 và 839,99 USD (khoảng 19,1 triệu đồng) cho bản S9+.

Cấu hình chi tiết của Galaxy S9, S9+:

Galaxy S9, S9+ chính thức ra mắt: Camera nâng cấp lớn với khẩu độ thay đổi được, quay video 960 fps, AR Emoji - Ảnh 10.

Trí Thức Trẻ


Nguồn: Cafebiz.vn

Nghị định 116 và “cuộc chiến” doanh nghiệp ôtô nội - ngoại

"Cũng vì những quy định bất hợp lý của nghị định nên hệ quả là đến nay, hầu như không có chiếc xe ôtô nào được nhập khẩu vào Việt Nam kể từ 1/1/2018 đến nay".

Phát biểu trên được Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đồng thời là Tổng giám Toyota Việt Nam (TMV) Toru Kinoshita đưa ra tại cuộc đối thoại với các doanh nghiệp ôtô do Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng 26/2 với mục đích làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 116/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô.

"Thế giới không ai làm thế"

Thế nhưng, cũng tại cuộc đối thoại, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Ôtô Trường Hải Trần Bá Dương lại cho rằng, Nghị định 116 đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu ôtô. Do đó, không nên hoãn việc thực thi Nghị định, bởi như thế sẽ không công bằng với các doanh nghiệp đang nỗ lực, cố gắng để đáp ứng được các yêu cầu của Nghị định.

Tại cuộc họp, Chủ tịch VAMA - Tổng giám đốc Toyota Việt Nam Toru Kinoshita bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của VAMA về một số quy định hành chính trong Nghị định 116 và cho rằng nghị định này không tuân thủ thông lệ quốc tế, các cam kết quốc tế và gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và nhập khẩu ô tô của các thành viên VAMA.

Theo ông, một số quy định hành chính trong Nghị định 116 không phù hợp bởi những quy định này dẫn đến làm gián đoạn, thậm chí dẫn đến dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu ôtô từ nước ngoài. Đồng thời sẽ làm thu hẹp việc mở rộng thị trường ôtô và với một số phân khúc ôtô cỡ nhỏ thì việc sản xuất trong nước hoàn toàn không khả thi.

"Nghị định 116 làm tăng thêm nhiều chi phí và tăng thời gian thông quan đối với tất cả các nhà nhập khẩu ôtô dẫn tới việc giá xe tăng cao và kéo dài thời gian chờ đợi của khách hàng. Nghị định cũng tạo ra sự đối xử không công bằng giữa các nhà sản xuất ôtô, giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì một số thành viên VAMA mặc dù đã hoạt động hơn 20 năm tại Việt Nam nhưng nay họ có thể phải ngừng sản xuất chỉ vì một quy định đột xuất về đường chạy thử ôtô", ông Toru Kinoshita cho hay.

Đại diện thương hiệu xe Toyota và Lexus, ông Lâm Chí Quang thì cho rằng phía Nhật Bản không cấp giấy này vì thế giới họ không làm thế.

Chủ tịch - Tổng giám đốc Công ty Ford Việt Nam Phạm Văn Dũng cho biết nhà sản xuất này chiếm thị phần đứng thứ 2 (10,5%) trong cơ cấu của VAMA. Theo ông Dũng, từ khi ban hành đến khi có hiệu lực, Nghị định 116 chỉ có hơn 2 tháng, trong khi trung bình chính sách triển khai thường 18-24 tháng. Với quy trình nhập khẩu 1 sản phẩm phải đặt hàng với nước ngoài thì thường ít nhất 4 tháng.

"Hiện chúng tôi đang vướng một dòng xe nhập từ Mỹ về Việt Nam có gần 100 xe đặt hàng từ tháng 6, không huỷ được mà giờ không dám nhập về Việt Nam. Vì thời gian đi trên biển từ 60 - 70 ngày, hiện số xe này đang nằm ở một cảng của Mỹ, phải chi hơn 1.000 USD/ngày cho tiền kho bãi tại đây và chất lượng xe ngày càng giảm. Đề nghị Chính phủ cho Ford Việt Nam nhập lô xe này về theo quy định trước Nghị định 116, không phải thử nghiệm theo lô, tránh giảm thiệt hại cho doanh nghiệp", ông Dũng đề xuất.

Lãnh đạo Ford Việt Nam cũng cho rằng, yêu cầu này không phù hợp thông lệ quốc tế vì thông thường cái này được thực hiện tại nước nhập khẩu dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật từng nước tuỳ theo yêu cầu của nước đó nên nước đó phải đứng ra đánh giá, cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn của mình, các nước xuất khẩu không cấp giấy chứng nhận này cho xe xuất khẩu.

"Nội thế nào ngoại cũng phải theo"

Phản hồi lại các ý kiến trên, Chủ tịch Công ty Trường Hải Trần Bá Dương khẳng định giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại là rất cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Ông Dương cũng cho rằng giấy chứng nhận này không nhất thiết phải do cơ quan nhà nước các nước cấp, mà có thể do các tổ chức có thẩm quyền khác, chẳng hạn xe của Đức có thể xin các giấy chứng nhận từ các tổ chức ở quốc gia khác.

Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Hyundai Thành Công cũng đồng tình với Trường Hải và nhấn mạnh rằng nếu ôtô sản xuất trong nước phải qua thử nghiệm thì xe nhập khẩu cũng phải thử nghiệm. Còn giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại là cơ sở đầu tiên để các cơ quan nhà nước và cả người tiêu dùng đánh giá xem chiếc xe nhập khẩu có đáp ứng được yêu cầu hay không.

"Nghị định 116 đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu ôtô. "Tôi nghĩ không nên hoãn việc thực thi Nghị định, bởi như thế sẽ không công bằng với các doanh nghiệp đang nỗ lực, cố gắng để đáp ứng được các yêu cầu của Nghị định", ông Dương nói.

Có mặt tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ nhấn mạnh quan điểm của Chính phủ là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

"Chúng tôi hết sức lắng nghe với tinh thần cầu thị, không bao giờ có ý tưởng tạo rào cản cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện có thể có những khó khăn, vướng mắc, các bên phải ngồi lại với nhau để hoàn thiện hành lang pháp lý", Thứ trưởng Thọ nói và cho biết các vướng mắc cụ thể cũng sẽ được giải quyết, ví dụ với các lô hàng được ký hợp đồng trước khi Nghị định có hiệu lực sẽ được xem xét, xử lý phù hợp.

Sẽ phải chờ ý kiến Thủ tướng

Kết luận buổi đối thoại, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định Nghị định 116 được xây dựng công phu, trước khi ban hành đã lấy ý kiến các doanh nghiệp, các đối tượng tác động. Chủ trương là tạo cơ chế chính sách tốt hơn nhằm thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để sản xuất ôtô chất lượng.

Cùng với đó, Chính phủ cũng tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, cắt bỏ các rào cản, thủ tục bất hợp lý; đồng thời quan tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ…

Theo Bộ trưởng, các vấn đề đã được nêu ra tại hội nghị rất rõ, trong đó nhiều vấn đề cần nghiêm túc xem xét thấu đáo.

"Ngay cả Thông tư 03, tại sao lại đưa ra những điều kiện như bản sao giấy chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước, rồi bổ sung yêu cầu về "hóa đơn thương mại" có ý nghĩa gì?", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt vấn đề và nhấn mạnh yêu cầu phải tạo sự bình đẳng trong sản xuất và kinh doanh.

Bộ trưởng đề nghị các cơ quan nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp ủng hộ chủ trương của Việt Nam là phát triển ngành công nghiệp ôtô để dần từng bước tự chủ và tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa thông qua các cơ chế, chính sách và chính sách thuế. Không đặt rào cản hành chính để tạo chi phí, ví dụ việc thử nghiệm từng lô xe mất tới 2 tháng và chi phí 10.000 USD thì các cơ quan phải nghiêm túc xem xét.

"Hôm nay, chúng tôi không kết luận tại đây mà sẽ tiếp thu nghiêm túc và sẽ đưa ra giải pháp sớm nhất. Chậm nhất, trong tuần sau sẽ họp các bộ, cơ quan để xem xét từng khía cạnh, từng vấn đề. Chúng tôi đã nghe cả hai chiều, xin ghi nhận và tiếp thu toàn bộ các ý kiến. Đây là hội nghị rất quan trọng để làm rõ hơn về Nghị định 116, các yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội để chúng tôi báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng các giải pháp cụ thể", Bộ trưởng Dũng nói.


Nguồn: vneconomy.vn

Nghị định 116 và "trật tự mới" của ngành ôtô Việt

Hãng xe Mỹ General Motors (GM) vừa quyết định đóng cửa một nhà máy tại thành phố Gunsan, Hàn Quốc, khiến hơn 2.000 công nhân đối diện nguy cơ mất việc làm. Số phận 3 nhà máy khác của GM tại Hàn Quốc với khoảng 16.000 công nhân cũng có thể được quyết định trong vài tuần tới. 

Trong khi giới chức Hàn Quốc lo lắng hành động này của GM có thể khiến thành phố Gunsan lâm vào cuộc khủng hoảng việc làm, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump lại hết sức hào hứng với quyết định này của GM. 

Ông cho rằng, các doanh nghiệp Mỹ sẽ dần "hồi hương", tạo ra việc làm, đóng thuế, để "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại".

Kể từ cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, nước Mỹ đã tạo ra 2,4 triệu việc làm mới, trong đó có 200.000 việc làm tính riêng trong lĩnh vực sản xuất. Mức lương tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 45 năm. Sự tự tin của các doanh nghiệp nhỏ ở mức cao nhất mọi thời đại. Thị trường chứng khoán thì phá vỡ hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.

Thực tế là, với các chính sách đề cao chủ nghĩa bảo hộ của chính quyền ông Trump, nhiều tập đoàn Mỹ đã bắt đầu tăng cường đầu tư trong nước, thay vì đưa dòng vốn ra nước ngoài, trong đó có hàng loạt hãng xe lớn như GM, Ford...

Và nếu nhìn từ một góc độ khác, chuyện GM đóng cửa nhà máy tại Hàn Quốc lại khiến nhiều người liên tưởng đến bối cảnh hiện thời của ngành ôtô Việt Nam.

Một nửa câu chuyện

Tại Việt Nam, việc Nghị định 116 ra đời cách đây hơn 3 tháng đã siết chặt các tiêu chuẩn đối với xe nhập khẩu, như về xuất xứ, kiểu loại, mức độ khí thải, an toàn giao thông...

Tham vọng của Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành Nghị định 116 đã nhiều lần được khẳng định là nhằm phát triển ngành ôtô Việt Nam. Đằng sau các quy định chặt chẽ, các tiêu chuẩn cao là những cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp có tâm huyết phát triển công nghiệp ôtô thực sự, làm ăn bài bản, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo việc làm.

Nhưng dù vậy, đến nay Nghị định 116 vẫn còn gây tranh cãi. 

Các quy định chặt chẽ của nghị định này, cộng với Thông tư 03 vừa được Bộ Giao thông Vận tải ban hành đã gần như "sập cửa" đối với việc nhập khẩu đơn thuần mà không cần đầu tư bài bản vào sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo việc làm lâu dài ở Việt Nam của nhiều doanh nghiệp lâu nay.

Mới đây, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ôtô tại Việt Nam như Toyota, Honda đã bất ngờ thông báo ngưng mọi hoạt động xuất xe sang Việt Nam, do quy định mới về rào cản phi thuế quan của Nghị định 116. Hai hãng xe Nhật Bản này cho rằng họ bị gặp khó trong việc đáp ứng yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại xe nhập khẩu và quy định kiểm tra tất cả các lô xe, thay vì chỉ kiểm tra lô đầu tiên như trước đây.

Lượng nhập khẩu xe nguyên chiếc trong tháng đầu năm tại Việt Nam cũng đã rơi "thảm khốc", về mức thấp kỷ lục. Tính đến 15/2/2018, nhập khẩu ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ chỉ là 32 chiếc với trị giá 1,1 triệu USD. Trong tuần nghỉ Tết Nguyên đán, cũng chỉ có 1 chiếc ôtô dưới 9 chỗ được nhập khẩu. 

Không xuất được xe sang Việt Nam, mới đây phía Indonesia cũng lên tiếng về những điều kiện chặt chẽ của Nghị định 116.

Nhưng đó mới chỉ là một nửa câu chuyện. 

Bởi, với các điều kiện chặt chẽ về nhập khẩu của Nghị định 116, một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp ôtô lại đang được hình thành, từ cả doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp nội địa.

Vai trò chính sách

Mới đây, Mitsubishi Motors đã gặp gỡ hàng loạt cơ quan hữu trách Việt Nam để thông báo đang nghiên cứu kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ôtô thứ hai tại Việt Nam với quy mô 250 triệu USD, công suất 50.000 xe/năm. 

Dự kiến, nhà máy thứ hai sẽ có thể sản xuất từ giữa năm 2020 và giải quyết được việc làm cho khoảng 1.000 lao động.

Ngoài ra, hãng xe này cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Chính phủ về việc phát triển ôtô điện tại Việt Nam.

Ngay cả Ford cũng đang nung nấu ý định đẩy mạnh lắp ráp xe tại Việt Nam để đáp ứng điều kiện hưởng thuế ưu đãi 0% với linh kiện, phụ tùng ôtô theo Nghị định 125 của Chính phủ mới ban hành.

Về phía doanh nghiệp nội địa, Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) cũng mới khởi công nhà máy mới sản xuất lắp ráp xe mang thương hiệu Mazda có công suất 100.000 xe/năm (giai đoạn 1 là 50.000 xe/năm) với tổng vốn đầu tư là 12.000 tỷ đồng, tương đương 520 triệu USD.

Trước đó, Vingroup đã công bố đầu tư 3,5 tỷ USD vào dự án ôtô Vinfast với tham vọng xây dựng thương hiệu ôtô Việt. 

Hyundai Thành Công thì không những đổ hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư bài bản vào công nghiệp ôtô, mà còn mong muốn xuất khẩu ngược ra khu vực ASEAN.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho hay, tính tới ngày 15/2/2018, nhập khẩu linh kiện ôtô đạt kim ngạch là 332 triệu USD. So với mức 387 triệu USD của cùng kỳ năm 2017, có thể thấy, sản xuất trong nước với mặt hàng này vẫn được giữ ở mức ổn định.

Trái với những dự báo rằng ngành ôtô Việt sẽ bị "nhấn chìm" khi thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về 0% từ đầu năm 2018, các hoạt động sản xuất hiện tại vẫn giữ vững và phát triển. 

Tính đến hết năm 2016, Việt Nam có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, trong đó có 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất từ xe cơ sở, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 500.000 xe/năm.

Vai trò của các nhà hoạch định chính sách, một lần nữa, lại cho thấy có ý nghĩa quyết định với vận mệnh một ngành.


Nguồn: vneconomy.vn

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Các chuyên gia công nghệ Việt Nam nói gì về Galaxy S9 sắp ra mắt

Các tin đồn về cấu hình, tính năng cũng như hình dáng của chiếc flagship đáng mong đợi này cũng đã được xuất hiện rất nhiều trên phương tiện truyền thông. Làn sóng chờ đợi sản phẩm smartphone đỉnh cao của Samsung đầu năm 2018 này đang ngày càng sôi nổi. Hòa với không khí này, hãy cùng chúng tôi giao lưu với một số chuyên gia công nghệ trong nước để hiểu rõ hơn họ đang nói gì, hay cụ thể hơn là quan tâm, mong đợi những gì từ bộ đôi này.

Các chuyên gia công nghệ Việt Nam nói gì về Galaxy S9 sắp ra mắt - Ảnh 1.

“Galaxy S luôn là dòng sản phẩm chủ lực của Samsung từ trước đến nay. Doanh số của sản phẩm này qua các năm đều tăng liên tục nên CellphoneS cũng rất kỳ vọng S9 sẽ phá kỷ lục của S8 năm ngoái. Theo những hình ảnh rò rỉ thì thiết kế không có thay đổi nhiều, nhưng nó sẽ được hoàn thiện hơn nữa. Đặc biệt, việc bổ sung thê nhiều tính năng sẽ khiến cho đây là một sản phẩm đáng mua với những chủ nhân của S6, S7 cũ.”, ông Lạc Huy, đại diện truyền thông của CellphoneS cho biết.

Nhận định về flagship này về đến thị trường Việt Nam có thật sự bùng nổ hay không, ông Huy cho biết: “Phân khúc cao cấp giờ cũng là sân chơi duy nhất của Samsung lẫn Apple, do đó người dùng không có quá nhiều lựa chọn và S9 sẽ luôn đảm bảo được doanh số nhất định nào đó”.

Tương tự như dự đoán của ông Huy về bộ đôi S9/S9+, Phó Tổng giám đốc Hệ thống FPT Shop - ông Nguyễn Việt Anh cho biết, “Galaxy S9 sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các dòng smartphone cao cấp trong Q1/2018 tại thị trường Việt Nam. Với những thông tin rò rỉ về thế hệ Galaxy mới nhất của Samsung trong suốt thời gian qua, tôi kỳ vọng Galaxy S9 sẽ là siêu phẩm tiếp nối sự thành công mà “đàn anh” Galaxy S8 đã đạt được trong năm 2017”.

Galaxy S9 không chỉ thu hút những cánh đàn ông yêu công nghệ, mà bên cạnh đó cũng được các chị em phái nữ hóng chờ từng ngày. “Thiết kế của dòng S với những nét mềm mại nữ tính vốn có cộng với màu tím khói thời thượng thật khó để nói lời chối từ nếu bạn là một cô gái yêu công nghệ. Và ngày 8/3 sắp tới chắc sẽ là cơ hội hiếm có để có thể sở hữu một chiếc smartphone như thế. Cá nhân mình thích sử dụng những chiếc điện thoại vừa tầm tay, dễ dàng cầm nắm và điều khiển bằng một tay, đó là lý đó mình thích dòng S hơn các dòng sản phẩm khác”, chị Hồng Nhung đến từ tạp chí Điện tử tiêu dùng chia sẻ.

“Thị trường smartphone năm 2017 đã có nhiều điểm mới, tuy nhiên vẫn vô cùng khốc liệt. Dòng Galaxy S cũng như Galaxy Note luôn có đối tượng khách hàng riêng nên chắc sẽ tiếp tục gặt hái thành công. Giá của dòng Galaxy S cũng tốt hơn nên sẽ tiếp tục là điểm nhấn của thị trường smartphone đầu năm nay”, chị Nhung cũng dự đoán thị trường Việt Nam trong nửa đầu năm nay sẽ khởi sắc với sự xuất hiện của bộ đôi flagship này.

Ngoại hình chỉ là một phần, thứ còn lại khiến Galaxy S9 trở nên “nóng bỏng” hơn chính là những tin đồn về cấu hình cũng như các tính năng hấp dẫn. Cụ thể hơn, bộ đôi flagship mới của Samsung sẽ sử dụng vi xử lý Snapdragon 845 hoặc Exynos 9810 (tùy thị trường), hứa hẹn mang đến hiệu năng mạnh mẽ không hề kém cạnh bất kỳ sản phẩm đầu bảng nào trên thị trường. Bên cạnh đó, mức RAM nâng lên đến 6 GB ở Galaxy S9+ tương tự như Note8 sẽ giúp máy hoạt động đa nhiệm được ổn định hơn, đặc biệt với những tín đồ yêu thích chơi game trên di động sẽ không thể bỏ qua sản phẩm này.

“Năm nay hiệu năng của Galaxy S9/S9+ thì ko cần bàn cãi vì chúng ta đều đã thấy benchmark rò rỉ trên mạng của chip Exynos 9810 và Snap 845, ngang ngửa với A11 Bionic, nên mình mong đợi con chip AI tích hợp trên những bộ xử lý này sẽ phát huy tối đa khả năng học thói quen người dùng cũng như xử lý ảnh chụp”, Anh Tú đến từ tạp chí Nghe Nhìn Việt Nam chia sẻ.

Các chuyên gia công nghệ Việt Nam nói gì về Galaxy S9 sắp ra mắt - Ảnh 2.

Ngoài ra, camera sau 12 MP cho khả năng điều chỉnh khẩu độ linh hoạt từ F/2.4 đến F/1.5 sẽ là điểm sáng khiến chiếc điện thoại này nổi bật giữa rừng smartphone hiện nay. Trang đánh giá nổi tiếng Tomsguide tin rằng đây sẽ là yếu tố mấu chốt giúp Samsung đánh bại tất cả các đối thủ khác về khả năng chụp ảnh, camera Galaxy S9 sẽ không có đối thủ xứng tầm. Một số đặc điểm khác cũng rất đáng được chờ đợi bao gồm quay slow motion lên đến 1.000 fps, AR Emoji hứa hẹn “xịn” hơn nhiều so với Animoji của iPhone X hay màu sắc mới - Lilac Purple cũng sẽ khiến biết bao con tim yêu công nghệ ngóng chờ.

“S9 là sản phẩm có ý nghĩa quan trọng với Samsung vì niềm tin vào thương hiệu và củng cố vị thế của họ. Đây cũng là sản phẩm mang tính tiên phong với những công nghệ mới nhất (có thể là camera khẩu độ kép, cảm biến trong màn hình,...) trước khi được phổ biến và hoàn thiện ở dòng Note. Thứ Samsung cần không phải là sản phẩm của họ hơn iPhone gì, mà là chiến thắng chính mình. Tạo ra sản phẩm khác biệt với chính thế hệ cũ của họ chứ không chỉ là bản nâng cấp phần cứng cùng vài tính năng mang tính marketing hơn là hữu ích”, anh Việt Thắng đến từ trang tin VNReview chia sẻ. Anh cũng cho biết hy vọng Galaxy S9 về Việt Nam sẽ có giá tốt để người dùng nước ta có thể cập nhật xu hướng công nghệ tốt hơn.

Tuy nhiên, với anh Thành Duy đến từ Zing News lại có những mong chờ nhiều hơn ở những thứ đã có từ các tin đồn. “Nếu nói mong chờ gì thì mình mong chờ một tính năng bí mật nào đó trên Galaxy S9 chứ không chỉ một số tính năng đã rò rỉ như camera có thể thay đổi khẩu độ hay tính năng AR Emoji. Điểm thích nhất theo tin đồn có lẽ là cụm camera kép trên S9+. Chụp xoá phông giờ chắc chắn là xu hướng không thể thiếu trên smartphone cao cấp. Mình chưa rõ S9 khi mà chỉ có camera đơn (theo tin đồn) có thể chụp xoá phông được không nhưng mình nghĩ kết hợp 2 camera vẫn ổn hơn. Mình mong chờ nó chụp ảnh còn hoàn hảo hơn cả chiếc Note8”.

“Về thị trường Việt Nam, có thể những tính năng, nâng cấp như trên tin đồn về S9, S9+ không quá hot nhưng mình tin nó vẫn sẽ bán chạy, nhưng có thể chỉ S9+ bán chạy thôi. Thực tế thì trên thị trường giờ đây, chẳng có smartphone cao cấp nào cạnh tranh được với iPhone và Galaxy S, Note của Samsung cả. Do đó, S9 có nhiều lợi thế thu hút nhóm người dùng không thích iPhone, hoặc chê iPhone X giá quá cao”, anh cũng dự đoán thêm về tình hình thị trường Việt Nam khi sản phẩm này được chính thức bán ra.

Galaxy S9 và S9+ sẽ chính thức Galaxy S9 sẽ chính thức được ra mắt vào 0h sáng ngày 26/2 (giờ Việt Nam) tại sự kiện MWC 2018 ở Barcelona, Tây Ban Nha. Mời quý độc giả cùng đón đọc những thông tin trực tiếp sự kiện từ chúng tôi.

Trí Thức Trẻ


Nguồn: Cafebiz.vn

Tìm ra cách giúp pin EV của xe điện có thể sạc nhanh gấp 5 lần hiện nay mà không bị quá nhiệt

Pin Lithium-ion đã chứng kiến nhiều cải tiến mạnh mẽ trong nửa thập kỷ qua nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể giải quyết. Vấn đề lớn nhất với pin Lithium-ion (Li-Ion) chính là việc ứng dụng sản xuất pin EV dành cho xe điện. Rõ ràng thời gian sạc đầy pin EV cho xe điện vẫn còn mất rất nhiều thời gian.

Tìm ra cách giúp pin EV của xe điện có thể sạc nhanh gấp 5 lần hiện nay mà không bị quá nhiệt - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu từ ĐH. Warwick, V.Q Anh (WMG) vừa tìm ra một cách đặc biệt giúp giảm thời gian sạc mà không gây hiện tượng pin quá nhiệt. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển một loại cảm biến mới hỗ trợ đo lường nhiệt độ pin.

Họ phát hiện thấy, phương pháp kiểm soát nhiệt độ thông qua cảm biến giúp tăng tốc độ sạc nhanh gấp 5 lần nhưng không khiến pin bị quá nóng.

Việc nhồi quá nhiều điện vào anod của pin Li-ion có thể dẫn tới hiện tượng tích tụ lithium. Tình trạng tích tụ ngày càng nhiều lithium sẽ làm phá vỡ lớp ngăn cách pin, rò rỉ chất điện phân và gây chập điện, phát nổ. Chính bởi vậy, các hãng sản xuất pin luôn áp đặt một giới hạn sạc nhất định để ngăn ngừa cháy nổ.

Mặc dù những giới hạn trên đặc biệt là nhiệt độ bên trong pin rất khó đo được. Tuy nhiên bằng cách đưa trực tiếp cảm biến quang học (được bảo vệ bởi một lớp chất hóa học) vào trong tế bào pin Li-Ion, các nhà khoa học có thể xác định chính xác nhiệt độ bên trong pin mà không gây ảnh hưởng tới hiệu suất pin.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm cảm biến trên khoảng 18650 tế bào pin Li-Ion, sử dụng trong loại pin EV của xe điện Model S và Model X của Tesla.

Tìm ra cách giúp pin EV của xe điện có thể sạc nhanh gấp 5 lần hiện nay mà không bị quá nhiệt - Ảnh 2.

Kết quả vô cùng khả quan khi tốc độ sạc được đẩy nhanh gấp 5 lần so với thông thường. Tiến sỹ Tazdin Amietszajew cho rằng, tốc độ sạc nhanh như vậy có nguy cơ sẽ làm giảm tuổi thọ pin nhưng nếu được xử lý đúng cách, tác động sẽ giảm đi đáng kể.

Từ trước tới nay, sạc nhanh vốn luôn đi kèm với hệ lụy là tuổi thọ pin giảm. Tuy nhiên, nhiều chủ xe điện chắc chắn sẽ hoan nghênh công nghệ sạc nhanh vì nó giúp họ tiết kiệm thời gian sạc pin trong nhiều trường hợp cần kíp.

Mặc dù các tế bào pin có khả năng hỗ trợ nhiệt độ cao hơn nhưng pin EV và các hệ thống sạc sẽ cần phải được tinh chỉnh lại để hỗ trợ quá trình sạc nhanh thuận lợi nhất.

Tuy chưa rõ khi nào công nghệ sạc nhanh cho pin EV sẽ được ứng dụng vào thực tế nhưng đây chắc chắn là một thông tin vui với nhiều người dùng xe điện.

Tham khảo Engadget

Trí Thức Trẻ


Nguồn: Cafebiz.vn

iPhone sẽ không còn là 'con gà đẻ trứng vàng' cho Apple?

Việc Apple đang có kế hoạch mua trực tiếp cobalt (chất chủ yếu chế tạo pin điện thoại) từ các mỏ chứ không qua nhà cung cấp dấy lên các nghi ngại. Tác giả Ewan Spence phân tích trên tờ Fortune đặt câu hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra khi khả năng quản lý chuỗi cung ứng của Tim Cook không còn hiệu quả, và lợi nhuận trên mỗi iPhone không còn cao như xưa?

Thế mạnh của Tim Cook tại Apple là khả năng quản lý chuỗi cung ứng của ông, Ewan phân tích trên Fortune. Tim Cook đã tìm ra cách cắt giảm tối đa hàng tồn kho, tăng hiệu quả hoạt động vận chuyển, giám sát tốt các nguồn lực khi hãng mua lại công nghệ và các nguồn lực nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh.

iPhone sẽ không còn là con gà đẻ trứng vàng cho Apple? - Ảnh 1.

Tim Cook trong một sự kiện tại Trung Quốc năm 2017 - Ảnh: Xiao Xiong/Getty Images

Khi Tim Cook nắm Apple, hãng này đang có nhiều điểm cần khắc phục, khắc phục các điểm yếu này sẽ giúp gia tăng lợi nhuận. Với cách quản lý hiệu quả của Tim Cook, các lỗ hổng được lấp đầy, lợi nhuận iPhone tăng lên. Mặc dù tăng trưởng lượng bán theo năm của iPhone sụt giảm từ năm 2015 nhưng doanh thu và lợi nhuận nó mang về cho Apple lại tăng, do tăng hiệu quả làm tăng lợi nhuận và thị trường dần chấp nhận giá iPhone tăng lên (iPhone X trở thành chiếc máy đắt nhất của hãng với giá bán gần 1.500USD).

Nhưng việc tối ưu hiệu quả, theo tác giả trên Fortune, chỉ có thể thực hiện một lần. Sau đó những vấn đề khác sẽ lại tiếp tục phát sinh, và hầu hết vấn đề nảy sinh trong những giai đoạn khó khăn.

Apple đã tích hợp nhiều tính năng lên hệ điều hành của hãng qua nhiều năm, nhưng hệ điều hành iOS đang trở nên hoàn chỉnh và các ứng dụng quan trọng đều đã ổn định, không dễ để bứt phá. Những điểm dễ hơn có thể khắc phục đã khắc phục được hết. Còn những lỗ hổng và lỗi lớn cần thêm nhiều nguồn lực cả về thời gian lẫn đội ngũ kỹ sư khắc phục. Do đó hệ điều hành iOS khó có thể là điểm đột phá của Apple, do đó hãng năm hãng vẫn chờ những ý tưởng mới đến từ hội nghị lập trình viên toàn cầu (WWDC).

Khả năng Apple tiên đoán về sức mua của iPhone cũng không còn nhạy như xưa. Đơn cử việc dự báo sai sức bán iPhone X khiến Apple cắt giảm một nửa đơn hàng màn hình OLED trong quý 1/2018, từ 40 triệu xuống còn 20 triệu, khiến nhà cung cấp là Samsung có lượng hàng tồn khá lớn các màn hình này. Tác giả trên trang Fortune cho rằng màn hình tồn có thể sẽ được Samsung trang bị trên các smartphone Android tầm trung trong năm 2018. Do đó nhiều người có thể sẽ chọn các smartphone khác có cùng tấm nền này thay vì mua iPhone.

iPhone sẽ không còn là con gà đẻ trứng vàng cho Apple? - Ảnh 2.

Khách bộ hàng đi qua một bảng quảng cáo iPhone X tại San Francisco (Mỹ) - Ảnh: Justin Suvillan/Getty Images

Gần đây có thông tin cho rằng Apple đang tìm cách trực tiếp mua lại chất cobalt từ các mỏ chứ không qua trung gian (có lẽ để tiết kiệm chi phí). Điều này một phần do giá cobalt tăng lên (do nhiều loại xe điện được sản xuất khiến nhu cầu về chất này tăng lên kéo theo giá tăng). Tuy nhiên việc Apple phải tìm đến việc tối ưu cả giá cả của pin có dấu hiệu cho thấy hãng đang tìm cách cắt giảm chi phí ở những thứ nhỏ nhất, tới mức tận cùng.

Những dấu hiệu trên cho thấy nhiều thứ đang thay đổi. Khi Apple công bố những con số doanh thu kỷ lục trong quý 4/2017, giá cổ phiếu đột nhiên giảm. Apple vẫn tiếp tục thành công và vẫn là một trong những công ty thành công nhất thế giới, nhưng tiềm năng để duy trì lợi nhuận cao đang giảm, điều kiện kinh doanh không được cải thiện, và thời gian tới sẽ khó khăn hơn.

ICTnews


Nguồn: Cafebiz.vn

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018)

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 1.

Từ Motorola 4500X nặng 3,5kg đến Samsung Galaxy S9, đây là quá trình phát triển của một trong những mặt hàng thiết yếu nhất thế giới.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 2.

1983 – Motorola DynaTAC. Motorola DynaTAC 8000X là điện thoại di động thương mại thực sự đầu tiên trên thế giới và có giá 4.000USD khi nó được bán lần đầu tiên tại Mỹ.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 3.

Rudy Krolopp 73 tuổi, cựu giám đốc thiết kế của Motorola và là người thiết kế chiếc ĐTDĐ đầu tiên của thế giới Motorola DynaTAC 8000X. Rudy Krolopp đang giữ chiếc Motorola DynaTAC 8000X ở tay trái, và tay phải ông là chiếc ĐTDĐ mạng GSM đầu tiên có tên International 3200.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 4.

1986 – Motorola 4500X. Đây là phiên bản đầu tiên của Motorola 4500X, nặng 3,5 kg do có pin khổng lồ.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 5.

1989 – Motorola MicroTAC. Chiếc ĐTDĐ nhẹ nhất tại thời điểm phát hành, ăng-ten bằng nhựa chỉ dành để trang điểm và không có chức năng thực tế.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 6.

1992 – Motorola Internatinal. Motorola 3200 là ĐTDĐ đầu tiên có thể cầm thoải mái trong một tay. Đây là hình ảnh bên cạnh một chiếc Nokia 3210 để so sánh kích thước.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 7.

1994 – IBM Simon. Là ĐTDĐ đầu tiên có phần mềm ứng dụng hoặc sử dụng bút stylus và màn hình cảm ứng. Simon có giá 899 USD và chỉ hoạt động trong 15 bang của Mỹ.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 8.

Simon được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở London (Anh). Nó cho phép người dùng phác họa bản vẽ, cập nhật lịch, viết ghi chú, gửi và nhận fax.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 9.

1996 – Nokia 8110. Năm 1996 là năm bội thu của sự đổi mới ĐTDĐ, như Nokia đã phát hành Nokia 8110, một trong những ĐT trượt đầu tiên, được tài tử Keanu Reeves dùng trong bộ phim Ma trận (The Matrix).

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 10.

1996 – Nokia 9000. Nokia 9000 Communicator cũng được ra đời vào năm 1996. Nó nặng 397g và chỉ có 8Mb bộ nhớ.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 11.

2000 – Nokia 3310. Chiếc 3310 giúp Nokia thống trị thị trường ĐTDĐ vào đầu những năm 2000, với hơn một triệu đơn vị đã được bán. Nó có tính năng chat trên ĐTDĐ và hội thoại bằng SMS.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 12.

2000 – Ericsson R380. Thiết bị đầu tiên được bán là "điện thoại thông minh". Nó là thiết bị đột phá, nhỏ và nhẹ như một ĐTDĐ thông thường, là máy đầu tiên sử dụng hệ điều hành Symbian mới.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 13.

2000 – Samsung Uproar. Samsung SPH-M100 Uproar là ĐTDĐ có khả năng nghe nhạc MP3 với chỉ khoảng 1 giờ chơi nhạc.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 14.

2002 – Palm Treo. Phát triển bởi Handspring và được Palm mua lại. Treos tích hợp một số tính năng như kiểm tra lịch trong khi đàm thoại, quay số trực tiếp từ danh bạ và gửi email.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 15.

2002 – Sanyo SCP-5300. Là một trong những điện thoại máy ảnh đầu tiên trên thế giới mà bạn có thể xem ảnh trên màn hình thay vì cắm điện thoại vào máy tính.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 16.

2003 – Blackberry Quark. Là điện thoại đầu tiên cung cấp tính năng gọi thoại tích hợp. Trước đó, người dùng phải gắn tai nghe có dây để thực hiện cuộc gọi tương tự.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 17.

2004 – Motorola Razr. Khi ra mắt, Razr của Motorola là smartphone mỏng nhất thế giới với độ dày chỉ 7,1 mm.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 18.

2007 – iPhone 2. iPhone của Apple khi mới xuất hiện đã gây nên cơn sốt, một phần nhờ thiết kế hấp dẫn và giao diện người dùng trực quan. Đây là smartphone thương mại đầu tiên sử dụng đầu ngón tay làm phương tiện giao tiếp chính thay vì dùng bút stylus hay bàn phím.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 19.

2008 – HTC Dream. Còn có tên Google G1, là smartphone đầu tiên chạy HĐH Android dựa trên Linux, sau đó được mua và phát triển bởi Google.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 20.

2009 – Palm Pre. Vào thời điểm đó, Palm Pre được xem là thách thức của iPhone với HĐH WebOS độc đáo và các tab trượt. Dù vậy, nó đã thất bại do một số sai sót trong thiết kế.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 21.

2010 – Motorola Flipout. Trong khi Apple và Samsung đã thành công trong việc sản xuất smartphone, một số hãng khác vẫn đang thử nghiệm. Chẳng hạn Flipout của Motorola với bàn phím lật. Một Motorola suy yếu đã được Google mua năm 2012 và bán lại vào năm 2014 do thua lỗ.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 22.

2010 – Samsung Galaxy S Android. Smartphone Android Samsung Galaxy S là thiết bị đầu tiên trong seri 3 sản phẩm do Samsung sản xuất đã trở thành đối thủ đầu tiên của iPhone.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 23.

2013 – Nokia Lumia. Sử dụng HĐH Windows phone, Microsoft đã phát triển một loạt smartphone Nokia, sau khi mua lại thương hiệu Nokia với giá 7 tỷ USD. Hợp đồng này lại chính là thất bại của Microsoft và không lâu sau đó đã chấm dứt thương hiệu điện thoại lịch sử có tên Nokia.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 24.

2013 – iPhone 5S. iPhone 5S của Apple là điện thoại bán chạy nhất năm 2013. Đây là lần đầu tiên sản phẩm tích hợp hệ thống nhận dạng vân tay được thiết kế trực tiếp vào nút Home, có thể sử dụng để mở khóa điện thoại hoặc xác nhận việc mua hàng trên App Store và iTunes Store.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 25.

2016 – iPhone 7. Lần đầu tiên công nghệ máy ảnh kép được đưa vào trên iPhone 7, tạo ra những hình ảnh thực sự đáng kinh ngạc trên một chiếc điện thoại.

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 26.

2017 – iPhone X. Sau một thập kỷ kể từ chiếc iPhone đầu tiên, iPhone 7 được nâng cấp với màn hình tràn viền, sạc không dây và công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Giá cũng tăng với mức 1.000 bảng Anh (khoảng 30 triệu đồng).

Cách mạng ĐTDĐ: Từ Motorola DynaTAC (1983) đến Samsung Galaxy S9 (2018) - Ảnh 27.

2018 – Samsung Galaxy S9. Điện thoại mới nhất của Samsung được dự đoán sẽ là sự thách thức với iPhone X. Samsung giới thiệu Galaxy S9 giống như một chiếc máy ảnh được tái tạo, là bước đột phá trong công nghệ chụp ảnh của điện thoại thông minh.

Diễn đàn đầu tư


Nguồn: Cafebiz.vn

Trợ lý ảo của Google sẽ hỗ trợ thêm hơn 20 ngôn ngữ trong năm nay

Trợ lý ảo của Google (Google Assistant) hiện mới chỉ hỗ trợ 9 ngôn ngữ bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Brazil. Theo thông báo từ “Gã khổng lồ tìm kiếm”, trong tháng 10 tới đây, họ sẽ hỗ trợ thêm ít nhất 22 ngôn ngữ khác, bao gồm Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Indonesian, Norwegian, Swedish và Thái Lan.

Điều này đồng nghĩa với việc nâng tổng số ngôn ngữ mà Trợ lý ảo có thể phản hồi lên tới hơn 30 loại. Chắc chắn, Google sẽ không dừng lại ở con số khiêm tốn này. Google nói rằng, bằng cách hỗ trợ các ngôn ngữ mới, họ sẽ bao phủ trên 95% điện thoại Android đủ điều kiện để có Google Assistant.

Thủ thuật - Tiện ích - Trợ lý ảo của Google sẽ hỗ trợ thêm hơn 20 ngôn ngữ trong năm nay

Google cũng đang làm việc để phát triển trợ lý đa ngôn ngữ. Bắt đầu vào cuối năm nay, Google Assistant sẽ có thể tự động phát hiện ngôn ngữ người sử dụng nói và trả lời các truy vấn cho phù hợp. Tính năng này sẽ làm việc cho người dùng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức với sự hỗ trợ thêm ngôn ngữ “theo thời gian”. Nếu bạn là một người Pháp và sinh sống ở Đức, có thể bạn sẽ cần đến tính năng này khi đi làm dùng một loại ngôn ngữ và ở nhà dùng loại ngôn ngữ còn lại.

Hiện, Google Assistant mới chỉ phân biệt được tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật và không thể tự động phân biệt chúng. Người dùng phải cài đặt ngôn ngữ ưa thích của họ trong cài đặt.

Google không đề cập đến việc liệu Trợ lý ảo có thể hiểu khi người dùng trộn lẫn nhiều ngôn ngữ trong một truy vấn hoặc một câu hay không.

Điều có thể sẽ khiến nhiều tín đồ của Google ở Việt Nam cảm thấy buồn là trong tổng số hơn 20 ngôn ngữ sắp đưa vào trợ lý ảo của họ, chưa thấy thông tin chính thức nào đề cập đến tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên vội thất vọng. Hãy cứ chờ đến tháng 10 đã!


Nguồn: nguoiduatin.vn